
Điều tồi tệ nhất là bạn bỏ tiền và thời gian ra học lái xe ô tô rất vất vả nhưng lại để mất bằng lái xe ô tô do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Trong trường hợp này, đừng quá lo lắng mà hãy tìm cách xử lý thỏa đáng.
Có một điều đặc biệt là không phải cứ mất bằng lái xe ô tô là bạn sẽ phải học và thi lại, nên nếu bạn bị mất bằng lái xe, trong khoảng thời gian là 2 năm chưa lần nào cấp lại, còn hồ sơ gốc thì sẽ xin được làm lại bằng lái xe ô tô đơn giản mà không cần phải thi lại lý thuyết hay thực hành tại cơ sở.
Các trường hợp cho phép người điều khiển phương tiện được cấp lại bằng lái xe ô tô bị mất bao gồm:
Mất bằng lái xe ô tô sẽ phải thi lại không là câu hỏi của rất nhiều người tài xế khi vô ý làm mất bằng lái. Không phải tất cả các trường hợp, người điều khiển phương tiện cũng phải thi lại lý thuyết và thực hành lấy bằng lái. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bạn có thể nộp hồ sơ và xin cấp lại bằng lái của mình.
Trong các trường hợp dưới đây bạn sẽ phải học và thi lại bằng lái nếu bị mất bằng lái xe:
Tại điều số 48 thuộc Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT quy định rằng không giới hạn số lần cấp lại giấy phép lái xe do bị mất hoặc hết hạn sử dụng với người điều khiển phương tiện.
Giấy phép lái xe là tấm bằng chứng chỉ cấp cho người điều khiển phương tiện xe cơ giới để được phép lái một hoặc một số loại xe cơ giới hiện hành. Hiện nay, thủ tục cấp mới, cấp lại giấy phép lái xe ô tô được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT Quy định về việc đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ cho người tham gia giao thông. Cụ thể như sau:
Trong thời hạn 2 năm, kể từ ngày cấp lại cho lái xe giấy phép lái xe bị mất lần đầu tiên; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch; khi tìm ra thông tin của người lái xe trong Hệ thống thông tin giấy phép lái xe, không bị phát hiện đang bị các cơ quan chức năng có thẩm quyền thu giữ, xử lý; Sau tối đa 2 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định của cơ quan có thẩm quyền, phải thi sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe;
Bắt đầu từ ngày cấp lại giấy phép lái bị mất lần đầu tiên trên 2 năm thứ nhất thì được xử lý cấp lại như mất lần thứ nhất cho người điều khiển phương tiện.
Khi bạn đến thực hiện các thủ tục cấp lại giấy phép lái xe tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao Thông Vận Tải tỉnh nơi bạn sinh sống, bạn phải gửi vào 01 bộ hồ sơ, chụp ảnh trực tiếp và xuất trình bản gốc của các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu. Nếu hợp lệ Sở GTVT sẽ cấp lại giấy phép lái xe cho bạn theo như lịch hẹn họ cung cấp.
Theo quy định mới nhất về thủ tục xin cấp lại bằng lái xe ô tô tại thông tư số 12/2017/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 15/04/2017 như sau:
Hồ sơ cấp lại bằng lái xe ô tô sẽ bao gồm:
Khi bạn đến thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lái xe tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao Thông Vận Tải, bạn nên gửi vào 01 bộ hồ sơ, chụp ảnh trực tiếp và xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ bản gốc đã gửi) để đối chiếu.
Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ các loại giấy tờ trong hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định của BGTVT, nếu không phát hiện giấy phép lái xe đang bị các cơ quan chức năng có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì bạn sẽ được cấp lại giấy phép lái xe nhanh chóng.
Khi đến cơ quan nhà nước, cụ thể là Sở Giao Thông Vận Tải để thực hiện thủ tục cấp, đổi GPLX, bạn cần lưu một số vấn đề sau:
Bạn nên có thái độ cư xử đúng mực, tôn trọng và tuân thủ theo sự hướng dẫn của cán bộ tiếp công dân và nhân viên bảo vệ. Hãy chú ý đến việc giữ trật tự, giữ gìn vệ sinh chung để đảm bảo mỹ quan trong khuôn viên tiếp công dân.
Để đáp ứng số lượng người dân có nhu cầu cấp, đổi GPLX nhiều lên tới hàng trăm người mỗi ngày và nâng cao chất lượng phục vụ tốt nhất có thể, hầu hết các cơ quan nhà nước đều cung cấp số thứ tự cho người dân bằng bảng điện tử.
Ai đến trước được lấy số trước, ai đến sau phải lấy số sau. Cần xếp hàng, ngồi ghế chờ đến số thứ tự của mình, hạn chế tình trạng chen lấn, xô đẩy hoặc làm ồn ngay trước cửa quầy giao dịch.